PCI-Express (PCI-E) - Tại sao nó có nhiều kích cỡ khác nhau ?

Ngày nay, PCI-E hay còn gọi là PCI-Express đa số xuất hiện trên tất cả các loại máy tính mới hiện nay. Do đó, nhiều bạn đang thắc mắc tại sao cổng PCI-E lại có từ 3-4 loại kích cỡ khác nhau, và nên dùng kích cỡ nào cho thích hợp. Vì thế, bạn nên dành ít thời gian để tham khảo thông tin sau:

PCI Express là gì?

- Vào năm 2000, PCI-E được công bố ra và nó là bản nâng cấp cho chuẩn PCI (Peripheral Component Interconnect - cổng kết nối thiết bị ngoại vi), với một ưu điểm cực lớn đó là sử dụng bus truy cập từ điểm đến điểm (point-to-point access bus) thay cho một bus nối tiếp (serial bus).

- Điều này có nghĩa là mỗi cổng PCI cùng với các thiết bị kết nối vào cổng đó có thể hoạt động với tốc độ tối đa mà không phải lo về vấn đề tắc nghẽn khi phải cùng lúc lưu thông qua một bus đơn.

- So sánh giữa chuẩn PCI và PCI-E, chuẩn PCI cũ giống như một quầy giao thức ăn, mọi người phải xếp vào một hàng dài ngay ngắn để đợi tới lượt. Tốc độ phục vụ tất nhiên cũng không được nhanh vì chỉ có một nhân viên đứng ở quầy này. Còn chuẩn PCI-E thì giống như một quầy bar, khách hàng tới ngồi tại các vị trí mình muốn, và trong quầy thì có nhiều người phục vụ cùng một lúc.

- Chuẩn PCI-E có nhiều làn dữ liệu được "khoán" lần lượt cho các thiết bị ngoại vi hay card mở rộng, máy tính của bạn có thể cùng lúc truy cập tất cả chúng nhanh - gọn - lẹ hơn rất nhiều. Đó chính là ý tưởng đa làn. 

Hình ảnh minh họa

 

Thế nào là đa làn trên PCI-E ?

- PCI-E đã áp dụng ý tưởng "đa làn" ngay từ khi nó được thai nghén. Hiện tại thì các bo mạch chủ mới nhất đang sử dụng PCI-E v3, và v4 với tốc độ nhanh hơn nhiều đang ngày một phổ biến hơn, trong khi v5 được dự định ra mắt vào năm 2019.

- Do đó, dù bạn đang sử dụng phiên bản nào thì chúng đều phải sử dụng cùng một loại kết nối vật lý, và kết nối vật lý lại được chia ra làm 4 kích cỡ chính: x1, x4, x8 và x16, x32, . Thực ra, X32 là có tồn tại nhưng khá hiếm, và thường không xuất hiện trên các phần cứng dành cho người dùng thông thường.

 

 

Hình ảnh minh họa

 

- Mỗi kích cỡ kết nối khác nhau cho phép một lượng chân kết nối dữ liệu đồng thời đến bo mạch chủ khác nhau: cổng càng lớn, lượng chân kết nối trên card và cổng càng nhiều. Các kết nối này được gọi ngắn gọn là "làn", trong đó mỗi làn PCI-E gồm 2 cặp tín hiệu, một cặp dùng để gởi và một cặp dùng để nhận dữ liệu.

- Mỗi phiên bản PCI-E có tốc độ khác nhau trên mỗi làn, nhưng nói chung thì cổng PCI-E và thiết bị kết nối vào cổng đó có càng nhiều làn thì tốc độ dữ liệu qua lại giữa thiết bị và hệ thống càng nhanh.

Hình ảnh minh họa

 

Vậy tóm lại, chúng ta cần biết thiết bị nên nào dùng cho cổng nào?

- Với phiên bản PCI-E v3, tần suất dữ liệu tối đa trên mỗi làn là 8 Gigatransfer, tương đương với khoảng 1 GB dữ liệu/giây/làn.

- Vậy thì, nếu một thiết bị dùng cổng PCI-E x1 (ví dụ như một card âm thanh loại bình dân, card wifi...) thì nó có thể truyền dữ liệu đến hệ thống với tốc độ khoảng 1GBps.

- Một thiết bị khác sử dụng cổng kết nối vật lý lớn hơn như x4 hoặc x8 (ví dụ như card mở rộng USB 3.0 với nhiều hơn 2 cổng USB đang được sử dụng với tốc độ maximum) sẽ có thể truyền dữ liệu với tốc độ nhanh gấp 4 hoặc 8 lần.

- Cuối cùng, cổng x16 với tốc độ truyền tải trên lý thuyết vào khoảng 15GBps thì thường được sử dụng bởi các card màn hình của NVIDIA và AMD.

- Còn các loại card mạng cao cấp và các thiết bị dành cho giới chuyên nghiệp như adapter và controller RAID thì thường dùng cổng x4 và x8.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kích cỡ và các làn dữ liệu của chuẩn PCI Express. Chúc các bạn lựa chọn được những chiếc card PCI-E hợp lý!

 

 

 

 

 

 

 

QUÝ KHÁCH LH: 0906375709 - 028.62588549

CÔNG TY TNHH TM CÔNG NGHỆ KTC

Webphanphoiugreen.com / hd4k.vn

Add: 177 Nguyễn Thượng Hiền, P. 6, Q. Bình Thạnh

E-mail: hd4ksale@gmail.com

FBhttps://www.facebook.com/hd4k.vn

Tags : Ugreen


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng